MỘT CHÚT CẢM NHẬN VỀ BÀI THƠ: LỬA – BÀI THƠ CỦA LÊ VĂN TRUNG
Trong bài MỘT CHÚT CẢM NHẬN VỀ TRƯỜNG CA THẮP LÁ, tôi có đưa ra một nhận định: Nếu chúng ta coi tập thơ DẠ KHÚC này là một bản trường ca về THẮP LÁ, thì bài thơ LỬA này chính là đỉnh cao rực sáng của bản trường ca đó, khi mà THẮP LÁ đã biến hoá thành THẮP LỬA cho con người. Nó có thể chỉ là khát vọng của thi nhân, nhưng nó cũng là một thông điệp rất mãnh liệt về sức mạnh vô hạn của con người.
Mọi người ai cũng cực kỳ mạnh và phải như thế bởi chúng ta bắt nguồn từ vũ trụ. Cho dù bạn trông nhỏ bé đấy nhưng thực chất bạn không hề nhỏ chút nào.
Mọi người ai cũng cực kỳ mạnh bởi chúng ta đều bắt nguồn từ Thượng đế, từ cội nguồn của tồn tại.
Hôm nay, tôi xin phép nhà thơ Lê Văn Trung, tiếp tục được viết một chút cảm nhận về bài thơ LỬA này nhé.
Khổ thơ đầu tiên của bài thơ tác giả đã viết:
Ta gõ cửa; gọi trần gian: Mở cửa
Ôi vòng tay thần thánh cũng rung lên
Phút hoan lạc đã tràn dòng lệ ứa
Nở tinh khôi nguyên vẹn đoá hoa quỳnh.
Thi nhân đã gõ cửa; gọi trần gian: mở cửa, hành động gõ cửa này của thi sĩ đã làm kinh động đến các bậc Thần thánh, làm cho những vòng tay của thần thánh cũng phải rung lên. Ở đây chúng ta thấy thi sĩ gõ cửa để gọi trần gian: mở cửa, chứ ông không gõ cửa, gọi Thiên đường: mở cửa. Câu thơ có thể có nhiều tầng nghĩa khác nhau, nhưng tôi xin đi sâu vào một góc nhìn của mình như sau: Phải chăng: VIỆC MỞ CỬA TRẦN GIAN là quá khó, và khó hơn rất nhiều so với việc mở cửa THÊN ĐƯỜNG. Cho nên, đến cuối bài thơ, có vẻ như thi nhân vẫn chưa mở được.
TA GÕ CỬA, GÕ CUỒNG ĐIÊN KHÁT VỌNG
CỬA TỒN SINH LỒNG LỘNG CÕI TRẦN GIAN.
Trái ngược hẳn với khát vọng trong THƠ của Lê Văn Trung về việc mở cửa trần gian, thì với thi nhân Hàn Mặc Tử, lại có thể mở cửa được rất nhiều thiên đường cho chính mình, nhưng lại rất hiếm khi thi nhân nhắc đến việc mở cửa trần gian. Thiên đường hay địa ngục là cảnh giới ngay bên trong của tâm thức con người, mà không phải ở trên trời hay dưới lòng đất.
Đọc THƠ của thi sĩ họ HÀN, bạn sẽ nhận thấy; rất nhiều lần Hàn Mặc Tử, không những mở được cửa của Thiên đường mà ông còn bay được vào cõi Thiên đường đó để gặp gỡ giao tiếp với các nàng tiên nữ ở trên Thiên đường. Hàn Mặc Tử có rất nhiều bài thơ khác nhau mô tả về cảnh giới của cõi trời, cõi Thiên đường như: SÁNG LÁNG NGỦ VỚI TRĂNG; SAY TRĂNG; RƯỢT TRĂNG; CHƠI TRÊN TRĂNG; MỘT MIỆNG TRĂNG; SIÊU THOÁT; NGOÀI VŨ TRỤ; THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA.
Sông Ngân đã im lìm trong tiếng sóng,
Mà lòng anh rào rạt mãi không thôi!
Ở tầng cao khúc Nghê Thường đồng vọng!
Nghe gì đâu, em hỡi! Ráng mây trôi.
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt,
Để chập chờn trong ánh sáng mông lung,
Để tìm em đưa hai tay ràng rịt
Mảnh tình thiêng ngả ngớn giữa không trung.
(SÁNG LÁNG)
Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng chảy
Trên sóng cành, - sóng lá, cô gì má đỏ hây hây….
Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng,
Với làn hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây.
Gió lâng khúc hát lên cao vút,
Vần thơ uốn éo lách rừng mây.
Ta hiểu ra rồi trong một phút,
Lời tình chới với giữa sương bay.
(NGỦ VỚI TRĂNG)
Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng,
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi.
Ở trên kia, có một người
Ngồi bến sông Ngân giặt lụa chơi.
Nước hoá thành trăng, trăng ra nước,
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm,
Người trăng ăn vận toàn trăng cả,
Gò má riêng thôi lại đỏ hờm.
(SAY TRĂNG)
Tới đây là nơi tôi được gặp nàng
Rủ rê, rủ rê hai đứa tôi vào rừng hoang,
Tôi lượm lá trăng làm chiếu trải,
Chúng tôi kê đầu lên khối sao băng,
Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,
Dần dần hoa cỏ biến ra thơ,
Chúng tôi lại là người của ước mơ,
Không xác thịt chỉ có linh hồn đang mộng.
(RƯỢT TRĂNG)
Tôi đi tìm trong ánh sương mờ,
Tìm con trăng lạc ngoài bờ bên kia.
Xứ yêu bát ngát, tôi lìa,
Dò xem ý tứ ban khuya, tôi liều.
Tôi gò mây lại,
Tôi kìm sao bay.
Gió nào tràn ngập xứ này,
Và tràn ngập cả những ngày xa xôi.
(CHƠI TRÊN TRĂNG)
Cả miệng ta trăng là trăng!
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan;
Ta nhả ra đây một nàng,
Cho mây lặng lờ cho nước ngất ngây,
Cho vì sao rụng xuống mái rừng say.
Gió thổi rào rào như lá đổ,
Suối gì trong trắng vẫn đồng trinh.
(MỘT MIỆNG TRĂNG)
Mới hay cõi siêu hình cao tột bực,
Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao.
Xa lắm rồi, xa lắm, hãi dường bao!...
Ai tới đó chẳng MÊ MAN THẦN TRÍ
Toà châu báu kết bằng hương kỳ dị
Của tình yêu rung động lớp hào quang.
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang,
Sẽ quy tụ, thu về trong một mối
Và tư tưởng không bao giờ chắp nối
Là vì sao? Vì sợ kém thiêng liêng.
Trí vô cùng lan nghĩ rộng vô biên
Cắt nghĩa hết những anh hoa HUYỀN BÍ.
(SIÊU THOÁT)
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng….
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
……….
Giọng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua;
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị….
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí,
Và trong tay nắm một nạm hào quang…
…………..
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu;
………..
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu,
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ.
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
…………
Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu,
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang?
(THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA)
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền,
Không u ám như cõi lòng ma quỷ.
Vì có đấng HẰNG SỐNG, hằng ngự trị,
Nhạc linh thiêng dồn trỗi khắp hư linh.
Ôi say sưa trên hết cả tục tình,
Ô thú lạ, những phút giây thanh thoát.
Hương cho thơm ứ đầy hơi khoái lạc,
Máu cho cuồng run giận đến miên man.
Hồn hỡi hồn, lên nữa quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.
(NGOÀI VŨ TRỤ)
Có thể nói rằng: Sức mạnh của Thơ Hàn Mặc Tử, hẳn phải đến từ một nguồn sống TÂM LINH vĩ đại nào đó, nếu không thì nó không thể nào phổ quát và có sức thuyết phục mạnh mẽ, mãnh liệt đến như vậy! Và vẻ đẹp & sự oai nghiêm toát lên từ chính ngôn ngữ mà Hàn Mặc Tử sử dụng lại chỉ có ở riêng ông. Và không ai có thể bắt chước được, để có thể đạo thơ của ông được.
Một hoạ sĩ thực thụ sẽ tan biến vào trong tác phẩm của mình, một nhà thơ thực thụ sẽ biến thành VẦN THƠ của mình. Nhưng kiểu sáng tạo đó chính là kiểu sáng tạo của các nhà THẦN BÍ. Bởi vì nhà thần bí đã thực sự tan biến vào trong tác phẩm của mình, nhà thần bí đã trở thành ca khúc, sự hiện diện của người đó chính là vần thơ rồi. Nhà thần bí đã trở thành đại dương, và đại dương thì quá rộng lớn, và người đó không ngừng hoà mình vào đại dương; một cách tự nhiên, tự thân người đó quên mất rằng mình là một cá thể tách rời. Sáng tạo THƠ của Hàn Mặc Tử đã đạt đến được kiểu sáng tạo của một nhà Thần bí, giai điệu tâm thức của ông đã có thể hoà với giai điệu tâm thức của THIÊN ĐÀNG, cho nên tất cả những bài thơ trên, cũng như rất nhiều bài thơ khác của thi sĩ họ Hàn này, đều là sự tuôn trào của những giai điệu tâm thức đó. Hàn Mặc Tử không ngừng hoà giai điệu tâm thức của mình vào giai điệu của cõi Thiên đường. Cảnh giới đó đã trở thành cuộc sống của ông, dòng máu của ông, xương của ông, tuỷ sống của ông. Ông hít thở với nó, trái tim của ông đập cùng với nó. Và ông ấy sẽ không bao giờ có thể đánh mất nó dù muốn.
Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử lại rất hiếm khi viết về việc mở cửa TRẦN GIAN. Có thể là do tôi không đủ năng lực, tri thức về văn thơ của ông để có thể đưa ra được nhiều bằng chứng về việc mở cửa TRẦN GIAN của Hàn Mặc Tử. Cho nên tôi chỉ có thể lấy được một bằng chứng THƠ CA của Hàn Mặc Tử để nói cho vui thôi. Nếu có điều gì không phù hợp rất mong các bạn đọc bỏ quá cho sự hạn chế này của tôi nhé. Chẳng hạn, trong bài thơ DẤU TÍCH, Hàn Mặc tử đã viết:
Trăng dầu sáng còn thua đôi mắt ngọc
Trời TUY XA lòng thiếu nữ XA HƠN
Ái ân là hơi thở của van lơn,
Và thú thật cũng chưa thích bằng khóc.
Rõ ràng với tất cả mọi người chúng ta thì trời đã là rất xa rồi, nhưng với Hàn Mặc Tử thì LÒNG THIẾU NỮ còn xa hơn nhiều, làm cho con người nhiều khi không thể đến gần được. Tương tự như vậy, đối với rất nhiều người chúng ta đều cho rằng: Ánh trăng là rất sáng rồi, nhưng với HMT thì ĐÔI MẮT NGỌC của thiếu nữ còn sáng hơn ánh trăng rất nhiều, sáng đến cái mức chúng ta không thể cảm nhận được!
Xin quay lại với nhà thơ Lê Văn Trung và bài thơ LỬA này, có lẽ nhà thơ LVT chỉ là một nhà thơ lớn nhất của xứ QUẢNG, mà tôi được biết, ông được sinh ra tại Đà Nẵng của Việt Nam. Nhưng ông ấy chưa phải là một nhà THẦN BÍ như Hàn Mặc Tử; và có sự khác biệt to lớn giữa một nhà thơ và một nhà thần bí. Đôi khi nhà thơ bỗng thấy mình xuất hiện trong không gian với nhà thần bí. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi đó, nhà thơ được thấy mình như đang ở THIÊN ĐƯỜNG, người đó được tắm mình giữa những bông hoa:
Phút hoan lạc đã tràn dòng lệ ứa
Nở tinh khôi nguyên vẹn đoá hoa quỳnh.
Nhà thơ đã mở được cửa TRẦN GIAN đâu, ông ta mới chỉ gõ cửa mà thôi, tức là ông ta mới chỉ nhìn thoáng qua thấy một cảnh tượng ở bên kia của cánh cửa đó, thế mà ông ta đã có thể tạo ra được những câu thơ tuyệt đẹp như vậy rồi – Ngôn từ của thơ bắt đầu trở nên hết sức sống động vào cái khoảnh khắc nhà thơ chạm được đến PHÚT HOAN LẠC, NGUỒN ÂN ÁI ĐẾN VÔ BIÊN.
Xin uống cạn, đây chén đời uống cạn
Ôi huyền vi màu nhiệm cửa tồn sinh
Ta đốt cháy cả vòng vây hữu hạn
Mở toang nguồn ân ái đến vô biên
Xin đập vỡ chén sầu trong hố thẳm
Đây hồn sương đây xác lụa bừng hương
Ta chết đuối trong dòng sông huyễn mộng
Ta đắm chìm trong suối lệ hoàng hôn.
Khổ thơ thứ tư:
Hãy mở cửa, dù khung đời cửa hẹp
Bên kia trời lồng lộng cõi tình em
Hãy mở cửa! Mở toang lòng muôn kiếp
Mở toang lời thắp rực lửa tình đêm.
Một nhà thơ lớn như nhà thơ Lê Văn Trung cũng chỉ có thể làm được những việc như một nhà thần bí, trong một vài khoảnh khắc nào đó, khi cửa sổ của ngôi nhà HUYỀN VI MÀU NHIỆM mở ra, ông ta có thể thoáng qua nhìn thấy khung cảnh BÊN KIA TRỜI LỒNG LỘNG CÕI TÌNH EM. Nhưng sau đó thì cánh cửa đó lại đóng lại, và có vẻ dường như cánh cửa kia đã không bao giờ mở lại được nữa cho nên thi nhân đã lại tiếp tục gõ cửa & tiếp tục gọi trần gian: mở cửa.
HÃY MỞ CỬA! MỞ TOANG LÒNG MUÔN KIẾP
MỞ TOANG LỜI THẮP RỰC LỬA TÌNH ĐÊM.
Ta gõ cửa, gõ cuồng điên khát vọng
Cửa tồn sinh lồng lộng cõi trần gian
Hãy đốt cháy ngọn lửa tình bão động
Cho ngàn năm sáng rực giữa điêu tàn.
Có những khoảnh khắc, nhà thơ là nhà thần bí, còn nhà THẦN BÍ SẼ MÃI MÃI LÀ NHÀ THƠ. Một nhà thơ nào đó có thể tình cờ trở thành nhà thần bí. Nhưng chỉ là sự tình cờ mà thôi, MỘT CƠN GIÓ THỔI QUA, bạn không thể tạo ra nó. Những khoảnh khắc hiếm hoi này đến rồi đi. Bạn không thể sai khiến được. Chúng đến như một cơn gió cùng với hương thơm của chúng, và khi bạn vừa nhận biết được về chúng, thì chúng đã rời khỏi bạn. Sự tài giỏi của nhà thơ là ở khả năng nắm bắt được những khoảnh khắc đó bằng lời, bằng ngôn từ.
Chính vì vậy, mà cho dù nhà thơ Lê Văn Trung của chúng ta dù có cố gắng đến đâu đâu đi chăng nữa, cố gắng đến cái mức muốn ĐỐT CHÁY CẢ VÒNG VÂY HỮU HẠN hay ĐỐT CHÁY CẢ NGỌN LỬA TÌNH BÃO ĐỘNG, thì CỬA TRẦN GIAN vẫn cứ không MỞ. Việc mở cửa trần gian hay mở cửa thiên đường thì cũng như nhau cả thôi. Tự nó xảy ra, không phải từ sự nỗ lực của bạn. có lẽ bạn chỉ là phương tiện. Có một điều gì đó không phải là của bạn. Giống như một đứa trẻ sinh ra từ một người mẹ. Người mẹ đó không thể tạo ra đứa trẻ, người mẹ đó chỉ là cửa ngõ để giúp cho đứa trẻ đó ra đời mà thôi. Cửa trần gian hay cửa thiên đường được mở ra, không phải từ hành động của bạn, trí tuệ của bạn, mà ngược lại chúng được tạo ra khi bạn không phải là chính mình, khi bạn cho phép chúng xảy ra, khi bạn không cản đường chúng. Khi bạn thư giãn đến cái mức không can thiệp vào quá trình hình thành nên nó.
Trái ngược hẳn với khát vọng trong THƠ của Lê Văn Trung về việc mở cửa trần gian, thì với thi nhân Hàn Mặc Tử, lại có thể mở cửa được rất nhiều thiên đường cho chính mình, nhưng lại rất hiếm khi thi nhân nhắc đến việc mở cửa trần gian. Thiên đường hay địa ngục là cảnh giới ngay bên trong của tâm thức con người, mà không phải ở trên trời hay dưới lòng đất.
Đọc THƠ của thi sĩ họ HÀN, bạn sẽ nhận thấy; rất nhiều lần Hàn Mặc Tử, không những mở được cửa của Thiên đường mà ông còn bay được vào cõi Thiên đường đó để gặp gỡ giao tiếp với các nàng tiên nữ ở trên Thiên đường. Hàn Mặc Tử có rất nhiều bài thơ khác nhau mô tả về cảnh giới của cõi trời, cõi Thiên đường như: SÁNG LÁNG NGỦ VỚI TRĂNG; SAY TRĂNG; RƯỢT TRĂNG; CHƠI TRÊN TRĂNG; MỘT MIỆNG TRĂNG; SIÊU THOÁT; NGOÀI VŨ TRỤ; THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA.
Sông Ngân đã im lìm trong tiếng sóng,
Mà lòng anh rào rạt mãi không thôi!
Ở tầng cao khúc Nghê Thường đồng vọng!
Nghe gì đâu, em hỡi! Ráng mây trôi.
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt,
Để chập chờn trong ánh sáng mông lung,
Để tìm em đưa hai tay ràng rịt
Mảnh tình thiêng ngả ngớn giữa không trung.
(SÁNG LÁNG)
Ta đi bắt nắng ngừng, nắng reo, nắng chảy
Trên sóng cành, - sóng lá, cô gì má đỏ hây hây….
Ta rình nghe niềm ý bâng khuâng trong gió lảng,
Với làn hơi thở nồng nàn của tuổi thơ ngây.
Gió lâng khúc hát lên cao vút,
Vần thơ uốn éo lách rừng mây.
Ta hiểu ra rồi trong một phút,
Lời tình chới với giữa sương bay.
(NGỦ VỚI TRĂNG)
Ta khạc hồn ra ngoài cửa miệng,
Cho bay lên hí hửng với ngàn khơi.
Ở trên kia, có một người
Ngồi bến sông Ngân giặt lụa chơi.
Nước hoá thành trăng, trăng ra nước,
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm,
Người trăng ăn vận toàn trăng cả,
Gò má riêng thôi lại đỏ hờm.
(SAY TRĂNG)
Tới đây là nơi tôi được gặp nàng
Rủ rê, rủ rê hai đứa tôi vào rừng hoang,
Tôi lượm lá trăng làm chiếu trải,
Chúng tôi kê đầu lên khối sao băng,
Chúng tôi nói chuyện bằng hơi thở,
Dần dần hoa cỏ biến ra thơ,
Chúng tôi lại là người của ước mơ,
Không xác thịt chỉ có linh hồn đang mộng.
(RƯỢT TRĂNG)
Tôi đi tìm trong ánh sương mờ,
Tìm con trăng lạc ngoài bờ bên kia.
Xứ yêu bát ngát, tôi lìa,
Dò xem ý tứ ban khuya, tôi liều.
Tôi gò mây lại,
Tôi kìm sao bay.
Gió nào tràn ngập xứ này,
Và tràn ngập cả những ngày xa xôi.
(CHƠI TRÊN TRĂNG)
Cả miệng ta trăng là trăng!
Cả lòng ta vô số gái hồng nhan;
Ta nhả ra đây một nàng,
Cho mây lặng lờ cho nước ngất ngây,
Cho vì sao rụng xuống mái rừng say.
Gió thổi rào rào như lá đổ,
Suối gì trong trắng vẫn đồng trinh.
(MỘT MIỆNG TRĂNG)
Mới hay cõi siêu hình cao tột bực,
Giữa hư vô xây dựng bởi trăng sao.
Xa lắm rồi, xa lắm, hãi dường bao!...
Ai tới đó chẳng MÊ MAN THẦN TRÍ
Toà châu báu kết bằng hương kỳ dị
Của tình yêu rung động lớp hào quang.
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang,
Sẽ quy tụ, thu về trong một mối
Và tư tưởng không bao giờ chắp nối
Là vì sao? Vì sợ kém thiêng liêng.
Trí vô cùng lan nghĩ rộng vô biên
Cắt nghĩa hết những anh hoa HUYỀN BÍ.
(SIÊU THOÁT)
Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng….
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
……….
Giọng thao thao bất tuyệt của nguồn thơ.
Bút tôi reo như châu ngọc đền vua;
Trí tôi hớp bao nhiêu là khí vị….
Và trong miệng ngậm câu ca huyền bí,
Và trong tay nắm một nạm hào quang…
…………..
Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm
Thơ trong trắng như một khối băng tâm
Luôn luôn reo trong hồn, trong mạch máu;
………..
Cho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩu,
Cho đê mê âm nhạc và thanh hương,
Chim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàng,
Lòng vua chúa cũng như lòng lê thứ.
Sẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứ
Nguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.
…………
Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì! Phượng Trì!
Thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu,
Hồn tôi bay đến bao giờ mới đậu
Trên triều thiên ngời chói vạn hào quang?
(THÁNH NỮ ĐỒNG TRINH MARIA)
Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền,
Không u ám như cõi lòng ma quỷ.
Vì có đấng HẰNG SỐNG, hằng ngự trị,
Nhạc linh thiêng dồn trỗi khắp hư linh.
Ôi say sưa trên hết cả tục tình,
Ô thú lạ, những phút giây thanh thoát.
Hương cho thơm ứ đầy hơi khoái lạc,
Máu cho cuồng run giận đến miên man.
Hồn hỡi hồn, lên nữa quá thinh gian,
Tìm tới chốn chiêm bao ngoài sự thực.
(NGOÀI VŨ TRỤ)
Có thể nói rằng: Sức mạnh của Thơ Hàn Mặc Tử, hẳn phải đến từ một nguồn sống TÂM LINH vĩ đại nào đó, nếu không thì nó không thể nào phổ quát và có sức thuyết phục mạnh mẽ, mãnh liệt đến như vậy! Và vẻ đẹp & sự oai nghiêm toát lên từ chính ngôn ngữ mà Hàn Mặc Tử sử dụng lại chỉ có ở riêng ông. Và không ai có thể bắt chước được, để có thể đạo thơ của ông được.
Một hoạ sĩ thực thụ sẽ tan biến vào trong tác phẩm của mình, một nhà thơ thực thụ sẽ biến thành VẦN THƠ của mình. Nhưng kiểu sáng tạo đó chính là kiểu sáng tạo của các nhà THẦN BÍ. Bởi vì nhà thần bí đã thực sự tan biến vào trong tác phẩm của mình, nhà thần bí đã trở thành ca khúc, sự hiện diện của người đó chính là vần thơ rồi. Nhà thần bí đã trở thành đại dương, và đại dương thì quá rộng lớn, và người đó không ngừng hoà mình vào đại dương; một cách tự nhiên, tự thân người đó quên mất rằng mình là một cá thể tách rời. Sáng tạo THƠ của Hàn Mặc Tử đã đạt đến được kiểu sáng tạo của một nhà Thần bí, giai điệu tâm thức của ông đã có thể hoà với giai điệu tâm thức của THIÊN ĐÀNG, cho nên tất cả những bài thơ trên, cũng như rất nhiều bài thơ khác của thi sĩ họ Hàn này, đều là sự tuôn trào của những giai điệu tâm thức đó. Hàn Mặc Tử không ngừng hoà giai điệu tâm thức của mình vào giai điệu của cõi Thiên đường. Cảnh giới đó đã trở thành cuộc sống của ông, dòng máu của ông, xương của ông, tuỷ sống của ông. Ông hít thở với nó, trái tim của ông đập cùng với nó. Và ông ấy sẽ không bao giờ có thể đánh mất nó dù muốn.
Tuy nhiên, Hàn Mặc Tử lại rất hiếm khi viết về việc mở cửa TRẦN GIAN. Có thể là do tôi không đủ năng lực, tri thức về văn thơ của ông để có thể đưa ra được nhiều bằng chứng về việc mở cửa TRẦN GIAN của Hàn Mặc Tử. Cho nên tôi chỉ có thể lấy được một bằng chứng THƠ CA của Hàn Mặc Tử để nói cho vui thôi. Nếu có điều gì không phù hợp rất mong các bạn đọc bỏ quá cho sự hạn chế này của tôi nhé. Chẳng hạn, trong bài thơ DẤU TÍCH, Hàn Mặc tử đã viết:
Trăng dầu sáng còn thua đôi mắt ngọc
Trời TUY XA lòng thiếu nữ XA HƠN
Ái ân là hơi thở của van lơn,
Và thú thật cũng chưa thích bằng khóc.
Rõ ràng với tất cả mọi người chúng ta thì trời đã là rất xa rồi, nhưng với Hàn Mặc Tử thì LÒNG THIẾU NỮ còn xa hơn nhiều, làm cho con người nhiều khi không thể đến gần được. Tương tự như vậy, đối với rất nhiều người chúng ta đều cho rằng: Ánh trăng là rất sáng rồi, nhưng với HMT thì ĐÔI MẮT NGỌC của thiếu nữ còn sáng hơn ánh trăng rất nhiều, sáng đến cái mức chúng ta không thể cảm nhận được!
Xin quay lại với nhà thơ Lê Văn Trung và bài thơ LỬA này, có lẽ nhà thơ LVT chỉ là một nhà thơ lớn nhất của xứ QUẢNG, mà tôi được biết, ông được sinh ra tại Đà Nẵng của Việt Nam. Nhưng ông ấy chưa phải là một nhà THẦN BÍ như Hàn Mặc Tử; và có sự khác biệt to lớn giữa một nhà thơ và một nhà thần bí. Đôi khi nhà thơ bỗng thấy mình xuất hiện trong không gian với nhà thần bí. Trong những khoảnh khắc hiếm hoi đó, nhà thơ được thấy mình như đang ở THIÊN ĐƯỜNG, người đó được tắm mình giữa những bông hoa:
Phút hoan lạc đã tràn dòng lệ ứa
Nở tinh khôi nguyên vẹn đoá hoa quỳnh.
Nhà thơ đã mở được cửa TRẦN GIAN đâu, ông ta mới chỉ gõ cửa mà thôi, tức là ông ta mới chỉ nhìn thoáng qua thấy một cảnh tượng ở bên kia của cánh cửa đó, thế mà ông ta đã có thể tạo ra được những câu thơ tuyệt đẹp như vậy rồi – Ngôn từ của thơ bắt đầu trở nên hết sức sống động vào cái khoảnh khắc nhà thơ chạm được đến PHÚT HOAN LẠC, NGUỒN ÂN ÁI ĐẾN VÔ BIÊN.
Xin uống cạn, đây chén đời uống cạn
Ôi huyền vi màu nhiệm cửa tồn sinh
Ta đốt cháy cả vòng vây hữu hạn
Mở toang nguồn ân ái đến vô biên
Xin đập vỡ chén sầu trong hố thẳm
Đây hồn sương đây xác lụa bừng hương
Ta chết đuối trong dòng sông huyễn mộng
Ta đắm chìm trong suối lệ hoàng hôn.
Khổ thơ thứ tư:
Hãy mở cửa, dù khung đời cửa hẹp
Bên kia trời lồng lộng cõi tình em
Hãy mở cửa! Mở toang lòng muôn kiếp
Mở toang lời thắp rực lửa tình đêm.
Một nhà thơ lớn như nhà thơ Lê Văn Trung cũng chỉ có thể làm được những việc như một nhà thần bí, trong một vài khoảnh khắc nào đó, khi cửa sổ của ngôi nhà HUYỀN VI MÀU NHIỆM mở ra, ông ta có thể thoáng qua nhìn thấy khung cảnh BÊN KIA TRỜI LỒNG LỘNG CÕI TÌNH EM. Nhưng sau đó thì cánh cửa đó lại đóng lại, và có vẻ dường như cánh cửa kia đã không bao giờ mở lại được nữa cho nên thi nhân đã lại tiếp tục gõ cửa & tiếp tục gọi trần gian: mở cửa.
HÃY MỞ CỬA! MỞ TOANG LÒNG MUÔN KIẾP
MỞ TOANG LỜI THẮP RỰC LỬA TÌNH ĐÊM.
Ta gõ cửa, gõ cuồng điên khát vọng
Cửa tồn sinh lồng lộng cõi trần gian
Hãy đốt cháy ngọn lửa tình bão động
Cho ngàn năm sáng rực giữa điêu tàn.
Có những khoảnh khắc, nhà thơ là nhà thần bí, còn nhà THẦN BÍ SẼ MÃI MÃI LÀ NHÀ THƠ. Một nhà thơ nào đó có thể tình cờ trở thành nhà thần bí. Nhưng chỉ là sự tình cờ mà thôi, MỘT CƠN GIÓ THỔI QUA, bạn không thể tạo ra nó. Những khoảnh khắc hiếm hoi này đến rồi đi. Bạn không thể sai khiến được. Chúng đến như một cơn gió cùng với hương thơm của chúng, và khi bạn vừa nhận biết được về chúng, thì chúng đã rời khỏi bạn. Sự tài giỏi của nhà thơ là ở khả năng nắm bắt được những khoảnh khắc đó bằng lời, bằng ngôn từ.
Chính vì vậy, mà cho dù nhà thơ Lê Văn Trung của chúng ta dù có cố gắng đến đâu đâu đi chăng nữa, cố gắng đến cái mức muốn ĐỐT CHÁY CẢ VÒNG VÂY HỮU HẠN hay ĐỐT CHÁY CẢ NGỌN LỬA TÌNH BÃO ĐỘNG, thì CỬA TRẦN GIAN vẫn cứ không MỞ. Việc mở cửa trần gian hay mở cửa thiên đường thì cũng như nhau cả thôi. Tự nó xảy ra, không phải từ sự nỗ lực của bạn. có lẽ bạn chỉ là phương tiện. Có một điều gì đó không phải là của bạn. Giống như một đứa trẻ sinh ra từ một người mẹ. Người mẹ đó không thể tạo ra đứa trẻ, người mẹ đó chỉ là cửa ngõ để giúp cho đứa trẻ đó ra đời mà thôi. Cửa trần gian hay cửa thiên đường được mở ra, không phải từ hành động của bạn, trí tuệ của bạn, mà ngược lại chúng được tạo ra khi bạn không phải là chính mình, khi bạn cho phép chúng xảy ra, khi bạn không cản đường chúng. Khi bạn thư giãn đến cái mức không can thiệp vào quá trình hình thành nên nó.
Tôi cho rằng THƠ của Hàn Mặc Tử còn thần thánh hơn cả những gì được gọi là kinh sách. Và bởi vì những bài thơ của Hàn Mặc Tử đích thực thần thánh nên chúng không tạo ra một thứ tôn giáo nào xung quanh chúng. Chúng không trao cho bạn bất kỳ một nghi lễ nào, kỷ luật nào, hay một điều răn nào. Chúng chỉ đơn giản cho phép bạn nhìn thoáng qua trải nghiệm mà chúng có được. Toàn bộ trải nghiệm đó không thể được diễn tả bằng lời, nhưng Hàn Mặc Tử đã cố diễn tả nó bằng ngôn từ của mình, nhưng có một điều gì đó…. Có lẽ không phải nguyên một đoá hoa, mà chỉ có vài cánh hoa mà thôi. Vài cánh hoa thôi cũng đủ để chứng minh sự tồn tại của một bông hoa. Cửa sổ của bạn chỉ cần mở ra để cho cơn gió mang những cánh hoa ấy vào là được.
Những cánh hoa được gió đưa vào bản thể của thi nhân chính là lời mời gọi của cõi hư vô. Thượng đế mời gọi bạn bước vào cuộc hành hương dài. Nếu không thực hiện cuộc hành hương đó, bạn sẽ mãi sống vô nghĩa, kéo lê cuộc sống chứ không thật sự sống theo đúng nghĩa của nó. Bạn sẽ không có được những tiếng cười trong trái tim.
LÊ VĂN CHUNG